Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

3 tháng đầu thai nhi cũng là thời gian mà thai nhi bắt đầu hình thành các cơ quan tổ chức chính như tủy sống, não, tim, phổi, gan… nhưng cũng thường là giai đoạn mẹ bị nghén, nên vai trò của việc tăng cường chất dinh dưỡng thời kỳ này là rất quan trọng. Bởi vậy dinh dưỡng hợp lý, khắc phục tối đa tình trạng nghén là điều mẹ bầu cần làm để đạt được mục tiêu tăng 1-2 cân trong 3 tháng đầu mang bầu.. Mẹ bầu cần bổ sung: đạm, sắt, canxi, vit D, C

Tháng đầu tiên của thai kỳ

Tháng đầu tiên của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu bắt đầu có những biến đổi nhưng chưa rõ ràng. Một vài dấu hiệu khi mẹ bầu mang thai khoảng 1 tháng có thể kể đến như: trễ kinh, mệt mỏi, táo bón, đầy hơi, chuột rút,…

Chính vì những biến đổi chưa rõ ràng mà rất nhiều mẹ thường chưa biết bản thân đã mang thai. Do đó các mẹ chưa có sự chuẩn bị hay tìm hiểu và vẫn duy trì chế độ ăn uống bình thường. Điều này không sao, sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bào thai. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không vì thế mà chủ quan, nếu cơ thể có những dấu hiệu như trên, cần dùng que thử hoặc đi khám để xác định chính xác nhất.

Khi đã biết mình có em bé, mẹ bầu nên bắt đầu chú trọng đến sức khỏe nhiều hơn, thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Mẹ bầu cũng cần chuẩn bị tinh thần và đảm bảo cơ thể ở trạng thái tốt nhất cho hành trình nuôi dưỡng em bé sắp tới. Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cần được thay đổi:

Bổ sung sắt: Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% so với bình thường. Sắt là thành phần cấu tạo nên huyết sắc tố của hồng cầu. Vì vậy, bổ sung các thực phẩm giàu sắt trong tháng đầu thai kỳ rất cần thiết.

Tăng đạm và ăn loại hoa quả: Đạm đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển và là chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho thai nhi. Nếu thiếu đạm có thể gây dị tật, sẩy thai, thai chết lưu… hoặc làm giảm trí thông minh của thai nhi. Với hoa quả, đây là nguồn chất xơ và vitamin dồi dào, giúp tăng sức đề kháng và phòng chống tình trạng táo bón hay gặp ở mẹ bầu.

Tháng thứ 2 trong thai kỳ

Tháng thứ 2 trong thai kỳ, bào thai đã phân hóa rõ đầu, mình, tay và chân. Thêm vào đó, cơ thể mẹ bầu cũng xuất hiện một số thay đổi rõ ràng hơn như không thấy kinh, bầu ngực căng lên, thân nhiệt cao,…

Thực đơn cho mẹ bầu trong tháng thứ 2 nên tập trung vào nhóm dưỡng chất quan trọng, món ăn mềm, lỏng dễ ăn và giảm gia vị, mùi hương. Bởi vì, giai đoạn này cơ thể bắt đầu có những thay đổi ở bên trong. Điển hình là:

Nồng độ hormone progesterone tăng lên: Hormone này làm giãn các cơ trong hệ tiêu hóa, khiến cho thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản và gây ra cảm giác buồn nôn. Tình trạng này khiến mẹ bầu thường cảm thấy ăn không ngon miệng, việc bổ sung dinh dưỡng cũng từ đó bị hạn chế.

Nồng độ hormone chorionic gonadotropin (hCG), estrogen và thyroxin tăng lên: Các loại hormone này thay đổi khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, mất năng lượng trong giai đoạn đầu thai kỳ.

Tháng thứ 3 trong thai kỳ

Tháng cuối cùng trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu là thời điểm các cơ quan trong cơ thể thai nhi tiếp tục hình thành. Lúc này cơ thể mẹ bầu sẽ có những biểu hiện cụ thể của việc mang thai như: bụng bắt đầu to, núm ti sẫm màu, đi tiểu thường xuyên do tử cung to lên chèn ép bàng quang,…

Mẹ bầu cũng cần chú trọng bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhằm tạo tiền đề tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của thai nhi trong những tháng tiếp theo. Bởi vì:

Đây là giai đoạn thai nhi phát triển tương đối nhanh, vào tuần cuối của tháng thứ 3, mẹ bầu cũng đã có thể nghe được nhịp tim của thai nhi. Tình trạng ốm nghén trong giai đoạn này có thể nghiêm trọng hơn. Thậm chí nó có thể khiến cho mẹ bầu mất cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên bỏ bữa mà có thể chia nhỏ bữa chính thành nhiều bữa phụ. Trong giai đoạn này, mẹ bầu cũng nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh các hoạt động quá sức.Trường hợp mẹ nghén nặng, nôn khan nhiều, không ăn được, thì có thể bổ sung các loại hạt, ngũ cốc, hoa quả. Mẹ có thể sử dụng ngũ cốc Velomin của Gafo để giúp giảm tình trạng nghén, ăn vào con không vào mẹ!

Thực đơn chi tiết cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu

  1. Ăn nhiều loại rau xanh

– Họ nhà đậu: Đây là một trong những món ăn bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu rất tốt. Bởi đậu chứa nhiều protein cần thiết cho sự phát triển của mô, cơ bắp của thai nhi cũng như nạp đủ năng lượng cho người mẹ.

– Súp lơ: Súp lơ cũng là một trong những thực phẩm dành cho những mẹ chưa biết trong 3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì? Loại rau này giàu folic và chứa nhiều sắt, giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn. Ngoài súp lơ bạn cũng có thể thay đổi vị bằng những loại rau khác có màu xanh như xà lách, cải bẹ xanh.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì3 tháng đầu nên ăn nhiều rau xanh

– Rau cải bó xôi: 3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì? Rau cải bó xôi chính là sự lựa chọn tốt nhất cho bà bầu. Loại rau này chứa hàm lượng folate cao, rất cần thiết cho tam cá nguyệt đầu tiên để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, dị tật bẩm sinh và tủy sống ở thai nhi.

  1. Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều đạm, protein
    – Thịt bò: Đây là thực phẩm mà bạn nên bổ sung trong chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ. Thịt bò chứa nhiều chất sắt giúp mẹ bầu tránh khỏi tình trạng thiếu máu.

Ngoài ra, khi ăn thịt bò còn bổ sung dinh dưỡng cho mẹ giúp nuôi dưỡng thai nhi tốt hơn. Tuy nhiên, bạn nên ăn thịt bò chín, không ăn sống hoặc tái bởi có thể bị nhiễm khuẩn hoặc gây ngộ độc nguy hiểm cho sức khỏe thai kỳ.

– Cá hồi: Nếu bạn chưa biết phụ nữ mang thai 3 tháng đầu ăn gì thì cá hồi cũng là thực phẩm bạn nên bổ sung. Bởi cá hồi chứa nhiều vitamin D và canxi.

Không chỉ vậy, đây còn là một loại cá an toàn nhất cho thai kỳ. Nhờ hàm lượng omega 3 dồi dào nên khi ăn cá hồi sẽ hỗ trợ cho quá trình hình thành và phát triển tế bào não của thai nhi tốt hơn.

– Trứng gà: Đây cũng là một trong những thực phẩm bạn nên bổ sung nếu như chưa biết 3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì? Trong trứng gà có chứa protein, vitamin D cần thiết cho sự hình thành và phát triển hệ xương của thai nhi. Vì vậy, bạn nên bổ sung trứng gà nếu như chưa biết mang thai 3 tháng đầu ăn gì là tốt nhất.

  1. Bổ sung các loại hoa quả cho chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ

Trái cây họ cam: Nếu bạn chưa biết 3 tháng đầu thai kỳ ăn gì ngoài các loại rau thịt, thì nên bổ sung thêm các loại trái cây. Cam, bưởi, quýt chứa hàm lượng folic cao nhất trong tất cả các loại trái cây. Không chỉ vậy, trái cây họ cam còn có chứa một lượng lớn vitamin C vừa hỗ trợ hấp thu sắt, vừa tốt cho hệ miễn dịch.

– Chuối: Chuối là loại quả mà bạn nên bổ sung nếu như chưa biết mang thai 3 tháng đầu ăn gì. Khi ăn chuối sẽ giúp cho mẹ bầu bớt ốm nghén. Ngoài ra, chuối còn bổ sung nguồn vitamin B6, chất xơ và vitamin C tuyệt vời để tăng cường sức khỏe cho thai nhi.

Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?


Ngoài câu hỏi 3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì? Thì nhiều mẹ cũng băn khoăn mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?

Nếu như bạn không biết 3 tháng đầu kiêng ăn gì thì có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi một số loại thực phẩm có thể gây sảy thai hoặc không tốt cho thai nhi mà bạn nên nắm được và tránh không nên ăn.

Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gìHạn chế ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu

– Cua: 3 tháng đầu thai kỳ kiêng ăn gì đó chính là cua. Nếu như bạn ăn quá nhiều cua trong 3 tháng đầu có thể khiến cho tử cung co lại, gây xuất huyết bên trong rất nguy hiểm. Ngoài ra, cua có hàm lượng cholesterol cao nên không tốt cho sức khỏe của thai phụ.

– Dứa: Dứa cũng là thực phẩm bạn nên tránh nếu như chưa biết mang thai 3 tháng đầu không được ăn gì. Nguyên nhân vì dứa chứa các bromelain – có thể gây co thắt ở phụ nữ mang thai, dẫn tới sảy thai.

– Đu đủ xanh: 3 tháng đầu tránh ăn gì thì câu trả lời đó chính là đu đủ xanh. Bởi trong đu đủ xanh có chứa các enzyme có thể dẫn đến co thắt tử cung gây xảy thai.

– Gan động vật: Trong gan động vật có chứa nhiều vitamin A nhưng các bà bầu không nên ăn nhiều. Vì khi ăn quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng tích tụ nhiều retinol có thể gây hại cho thai nhi.

– Lô hội: Đây cũng là thực phẩm cần tránh nếu như bạn chưa biết mang bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì. Bởi nước ép lô hội có thể gây xuất huyết ở vùng chậu dẫn tới sảy thai.

Ngoài ra, bạn nên tránh một số thực phẩm sau: Chùm ngây, chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, hạt vừng, rau sống, hải sản, các chất kích thích…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *